Lên sóng 12 tập, Gia đình mình vui bất thình lìnhđánh dấu sự tái xuất của bộ đôi đạo diễn Đức Hiếu - Ngọc Linh từng rất thành công với phim 11 tháng 5 ngày lên sóng 2 năm trước. Không chỉ có sự trở lại của cặp diễn viên chính Thanh Sơn - Khả Ngân, phim mang màu sắc trẻ trung, phong cách khác biệt của hai đạo diễn khiến sóng giờ vàng trở nên tươi mới.
Ngoài những tình huống hài hước trên phim liên quan đến cuộc sống hàng ngày, Gia đình mình vui bất thình lìnhthu hút người xem nhờ những chi tiết liên quan đến tình cảm gia đình, sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau của anh em trong một nhà, tuyệt nhiên không gây chú ý bằng sự đấu đá kèn cựa nhau.
Tuy vậy, phim cũng phân hóa khán giả dữ dội liên quan đến nhân vật Hà do Lan Phương thủ vai. Từ đầu phim, Hà gần như chiếm trọn spotlight trong mọi tình huống nhờ sự hoạt ngôn, nét tính cách trẻ con. Cô tham gia vào mọi chuyện, nhiều khi cư xử rất vô lý khiến người xem phát bực nhưng chính sự thẳng thắn, đáng yêu của Hà khiến khán giả dễ tha thứ. Hà sẵn sàng khóc lu loa trước mặt bố mẹ chồng khi bị mắng vì tự ý sang sửa lại phòng hay ăn vạ chồng khi không bốc thăm được căn phòng như ý trong nhà. Hà cũng từng bị khán giả 'ném đá' dữ dội vì vào phòng tân hôn của em chồng lấy máy sưởi và kèm theo bình luận rất vô duyên.
Lan Phương từng chia sẻ nhân vật của cô nếu diễn không khéo dễ bị khán giả ghét. Hà là kiểu nhân vật mới lạ trên truyền hình và cũng là nhân vật khó diễn, chỉ chệch hướng một chút cũng trở nên lố và dễ bị ném đá. Đây cũng là nhân vật gây tranh cãi nhiều nhất kể từ thời điểm phim phát sóng. Nhân vật Hà luôn khiến khán giả thay đổi cảm xúc vì lúc ghét, khi lại thích thú vì cách ăn nói và cư xử thay đổi chóng mặt của cô.
Song phải thừa nhận nếu không phải là Lan Phương, khó có diễn viên nào đảm nhiệm tốt được vai diễn này bởi nó đòi hỏi diễn viên phải biến hóa trong diễn xuất và có nét diễn đa dạng. Lan Phương nói Hà là nhân vật cô rất thích vì nữ diễn viên có thể mang nhiều nét tính cách và hành động thường ngày của bản thân vào vai diễn. Cô cũng học con gái để xây dựng vai diễn cho ra chất trẻ con của Hà nên nhiều chi tiết Lan Phương diễn rất đáng yêu.
Trả lời VietNamNet về ý kiến khán giả chê diễn lố, Lan Phương nói: "Việc nghe khán giả chê không phải lần đầu nên tôi tiếp nhận rất khách quan. Tôi có chia sẻ với đạo diễn xem góc nhìn của mọi người thế nào và cả hai cùng ủng hộ cách diễn của tôi. Họ bảo cứ diễn như vậy, với một nhân vật lạ thế này cần thời gian để tiếp nhận. Tôi tôn trọng ý kiến của mọi người nhưng vẫn diễn theo cách của mình. Tuy nhiên, mỗi ngày Hà sẽ đáng yêu hơn, bộc lộ nhiều tính tốt nên khán giả sẽ chấp nhận nhiều hơn". Lan Phương thừa nhận cô chưa thể hình dung ra được cách diễn khác mà vẫn ra được nhân vật như vậy mà không bị lố.
Diễn viên Thanh Sơn trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây nhận xét vai Hà của Lan Phương đầy tính giải trí và mang đến màu sắc rất riêng cho phim. Thanh Sơn thừa nhận nếu thiếu Lan Phương thì Gia đình mình vui bất thình lình khó mà thú vị 100% được. Và thực tế đúng là vậy!
Bên cạnh vai Hà của Lan Phương, nhân vật gây tranh cãi dữ dội là vai Công do Quang Sự đóng. Công là con trai cả trong gia đình, kiệm lời, khô khan. Khác hẳn hai em trai rất tâm lý và yêu chiều người phụ nữ của mình, Công luôn tỏ ra lạnh nhạt với vợ. Gần như lúc nào Công cũng gắt gỏng với Phương. Từ đầu phim, Công chỉ có hành động quan tâm duy nhất với vợ chính là khi gỡ tóc rối cho Phương trước khi cô đi ngủ. Chính sự khô khan của Công khiến Phương - một phụ nữ tần tảo và hiểu chuyện - luôn chịu thiệt thòi và nuốt đau khổ vào trong.
Khán giả càng tỏ ra thương Phương bao nhiêu càng bực bội với Công bấy nhiêu. Trên các diễn đàn phim, hầu hết đều phản đối mẫu đàn ông độc hại như Công và mong Phương sớm bỏ chồng cho rảnh nợ. Thực tế những ông chồng có tính cách như Công ngoài đời không hiếm.
Có thể nói Quang Sự đã thể hiện rất thành công nhân vật Công cho đến thời điểm này. Nam diễn viên tạo nên không khí bức bối, khó chịu trên phim nhờ vẻ mặt khó đăm đăm và giọng nói lúc nào cũng nghiêm trọng hóa vấn đề. Ngay cả diễn viên Quang Sự cũng phải thừa nhận trên trang cá nhân anh bức xúc với chính nhân vật Công mình đóng.
Tuy vậy, về tổng thể có thể nói Gia đình mình vui bất thình lìnhlà một bộ phim thú vị, khai thác và xử lý tình huống thông minh và liên tục khiến khán giả thay đổi cảm xúc nhờ sự đa dạng tính cách của các nhân vật. Trên hết, bộ phim truyền đi thông điệp quý giá về sự tương trợ nhau trong gia đình cũng như cách giải quyết những mâu thuẫn một cách nhẹ nhàng nhất.
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Anh Minh Tùng - quản lý một trung tâm chăm sóc xe tại quận Nam Từ Liêm cho biết, khi tiết trời bắt đầu hết mưa và đường khô ráo thì thì lượng xe của khách đến để rửa cũng như dọn nội thất đã tăng cao gấp 5-10 lần so với tuần trước.
"Riêng chiều thứ Sáu (10/2), cơ sở của chúng tôi tiếp nhận đến gần 20 xe, anh em thợ làm việc đến 8-9 giờ tối mới xong trong khi những ngày trước đó chơi dài, mỗi ngày chỉ được 2-3 xe vào rửa. Còn ngày thứ Bảy như hôm nay đã đông từ sáng sớm, khách liên tục gọi điện đặt lịch nhưng do đảm bảo quy trình nên chúng tôi chỉ nhận vừa đủ số xe mà thôi", anh Tùng chia sẻ.
Đại diện trung tâm chăm sóc xe này cũng cho hay, giá dịch vụ rửa xe hút bụi thông thường tại đây không tăng hơn so với trước Tết, dao động từ 100-150 nghìn đồng mỗi xe tuỳ kích thước. Nhưng do thời gian vừa qua trời mưa ẩm nên khách thường sử dụng thêm gói dọn nội thất chuyên sâu, trong đó có khử khuẩn bằng i-on, dưỡng da, làm sạch trần và sàn xe khỏi nấm mốc,...
Còn tại một tiệm rửa xe ven đường tại quận Hà Đông, 3 nhân viên tại đây cũng trong trạng thái không ngơi tay lúc nào để kịp giao xe trả khách. Giá dịch vụ rửa xe hút bụi cũng tăng nhẹ 10-20 nghìn so với thời điểm cuối năm ngoái, dao động từ 70-100 nghìn đồng mỗi xe.
Khi được hỏi vì sao giá lại tăng như vậy, nhân viên ở đây cho biết do cơ sở đã phải đóng cửa 10 ngày nghỉ Tết, sau đó lại dính vào đợt mưa nồm thêm 10 ngày nữa nên bây giờ mới "gỡ" lại được khách. Tuy nhiên, đa số khách hàng vẫn khá vui vẻ khi bỏ thêm chút tiền trong những ngày này bởi ai cũng cần làm sạch xe sau nhiều ngày "bẩn mà không dám rửa".
Mang chiếc Mercedes-Benz GLC 300 của mình đi "tắm gội", anh Võ Thế Mỹ (37 tuổi, ở quận Thanh Xuân) cho biết, từ khi Tết ra đến nay anh mới đi rửa xe mặc dù bản thân đi lại liên tục và rất khó chịu khi xe bẩn từ ngoài vào trong.
"Trời mưa, đường luôn lép nhép nước nên nếu có rửa xong thì cũng đâu vào đấy. May quá vào sáng nay khi thấy trời khô ráo, tôi đã đi rửa dọn sạch sẽ và kịp đưa vợ con đi chơi dịp cuối tuần. Xe thực sự khá bẩn và mình đang cần rửa nên nếu giá có tăng vài chục nghìn thì tôi thấy cũng không thành vấn đề", anh Mỹ chia sẻ.
Cũng theo ghi nhận, không chỉ ô tô mà cả những tiệm rửa xe máy tại Hà Nội cũng trong tình trạng đông đúc. Giá rửa xe xì khô cho mỗi chiếc dao động từ 20-25 nghìn đồng, không tăng so với ngày trước Tết. Những cơ sở lớn có thể tiếp nhận đến cả trăm chiếc xe máy trong mỗi ngày này.
Đúng là khi thời tiết trở nên khô ráo, dễ chịu hơn sau chuỗi ngày mưa phùn và nồm ẩm thì ai cũng cảm thấy phấn khởi, trong đó có những người làm dịch vụ rửa xe ở Hà Nội.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ban đầu trên trang cá nhân, sau đó là các tạp chí, chuyên đề văn học nghệ thuật uy tín. Giọng thơ lạ, đẹp - những lát cắt thôi thúc từ tâm cảm.
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật trong lời tựa cho tập thơ Sự im lặng biếc xanhcủa nhà văn Như Bình vẫn chưa hết bâng khuâng: "Bẵng mấy chục năm sau, bên cạnh gia tài văn xuôi của chị còn có thơ. Có phải chỉ có thơ mới giải phóng năng lượng trong con người hiền hậu và trầm tư này chăng?".
Như Bình là người của thơ, nhà thơ thật sự, dẫu chị là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, với tư cách tác giả văn xuôi.
Nhà văn, nhà báo Như Bình (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Về nội dung, Sự im lặng biếc xanh được tác giả dụng công, dụng ý sắp xếp thành ba phần. Phần đầu mang tên Trầm, gồm 17 bài thơ; Phần tiếp mang tên Mộng, gồm 20 bài thơ; Phần cuối cùng mang tên Thiềngồm 16 bài thơ. Tổng cộng là 53 bài thơ.
Trong Tựacho tập thơ, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật có nhắc đến nhà Huyền môn học của Ấn độ, ông Osho. Trong cuốn sách Con đường của nhà huyền môn, Osho đưa ra quan điểm vũ trụ là bí ẩn, gồm cái biểu hiện và vô biểu hiện; chừng nào cái bí ẩn còn chưa được khám phá thì tâm thức con người còn an trú vào trong những cái vô thường. Kết cục là đau khổ và dính mắc không có lối ra.
Phải chăng trong Sự im lặng biếc xanhcó một con đường huyền môn, và đây là "từ khóa" để giải mã những ẩn thức trong thơ chị? Đọc thơ Như Bình, người yêu thơ có cảm giác được rơi vào thế giới vô thức.
Phần Trầmcó 3 bài Trầm cảm(được đánh số 1,2,3), có 2 bài thơ viết về cái chết (Viết về một cái chếtvà Nghĩ về một cái chết); có Bóngvà Giới hạn...
Đọc thơ Như Bình thấy người thơ phơi lên bản thể nhiều chiều suy tư về tự do, về giải phóng, về hiện sinh...
"Những ngôi nhà giam hãm chúng ta trong những/ Không gian chật hẹp/ Ta xây những giới hạn/ Khu trú ta/ Tách biệt ta/ Vị kỉ ta" (Giới hạn). Phải chăng, con người chưa hiểu gì về giá trị của đời sống, dẫu là hữu hạn.
Và trong vô vàn các thứ chật hẹp, giam hãm tâm hồn con người, có lẽ vị kỷ là đáng sợ nhất. Nói như R.Gamzatop, vị kỷ thường đẻ ra vô cảm và tội ác? Ta vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Bất giác tôi nhớ câu thơ của Thanh Tâm Tuyền: "Tôi hét tên tôi cho nguôi giận" (Phục sinh). "Chính là ta/ Tự tay xây những bức tường/ Giam cầm ý nghĩ/ Giam cầm khao khát/ Giam cầm ta" (Giới hạn).
Cũng phải nói thêm rằng, không chỉ có 3 bài thơ về trầm cảm, hai từ này còn xuất hiện trong một bài thơ khác: "Em mệt lắm rồi nhiều khi chả thiết mộng du đâu/ Đến trầm cảm em còn không cần nữa"; "Và mỗi ngày vô tư anh trở về nhà/ Những tách trà/ Hồn nhiên mỗi tối/ Rót đầy/ Trầm cảm nơi", (Nói với anh).
Trong cái "thế giới người" chật hẹp ấy, Như Bình có lúc thấy như cái bóng giễu nhại chính mình.
Đó là một trạng thái hoang mang, khó lý giải, nhưng tất thảy bất lực. "Cuộc sống như bản giấy nháp bề bộn/ Ta mỗi ngày bề bộn nông sâu/ Khởi lên rồi xóa đi/ Bật rồi tắt/ Trong xó xỉnh tâm hồn/ Bóng bỡn cợt nhìn ta" (Bóng).
Không ai túm tóc tự nhấc mình lên khỏi mặt đất. Trong thơ Như Bình vừa có bóng dáng của hiện thực hiện sinh vừa có bóng dáng của hiện thực huyền ảo.
Nhà văn Như Bình trở lại văn đàn hai tác phẩm: "Sự im lặng biếc xanh" (Thơ); "Thương những xa xôi" (Tạp văn) và Triển lãm tranh "Hẹn" vào 19/10 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Theo như quán chiếu của tôi, phần đầu của Sự im lặng biếc xanhlà những cung bậc tình yêu mang tên Như Bình.
Sự im lặng biếc xanhlà tên hai bài thơ trong tập, đánh số 1,2 (ở phần thứ hai) được tác giả chọn làm tên chung cho tập thơ. Hẳn nhiên, độc giả của chị sẽ chú ý về sự ký thác ấy. "Có lúc nào anh nhớ em không/ Biển xanh quá mà mùa hè trong vắt/ Em chìm xuống/ Không lúc nào tỉnh giấc/ Mơ một ngọn gió màu xanh" (Sự im lặng biếc xanh 2).
Tuy vậy, nhiều bài thơ trong tập là sự ẩn sức thân phận. Dẫu ở khía cạnh nào, phải ghi nhận rằng, Như Bình cần đến với thơ, thơ cần đến Như Bình; hay nói cách khác, chỉ có đến với thơ Như Bình mới khởi phát được nhiều năng lượng tiềm ẩn, vốn được giấu kín.
Chị đến và bộc lộ tài năng thi ca. PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh từng thốt lên: "Tôi khẳng định chị là nhà thơ "Hiện tượng một bài". Chỉ cần qua một bài thơ tôi đã có để khẳng định chị là một thi sĩ đích thực".
"Em đã yêu cuộc sống đến vô cùng", thơ Như Bình (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Như Bình không phải là một phật tử, nhưng các yếu tố triết lý Phật giáo, tâm linh thấm đẫm trong Sự im lặng biếc xanh. Trong phần cuối, chị có 4 bài thơ mang tên Thiền, được đánh số từ 1 đến 4. Ngoài ra còn có bài Tảng đá đang thiền. Thiền cũng là tên chung cho cả phần này.
".../Thở vào rồi thở ra/ Hơi thơm như trăng chín/ Hơi thơm như nắng mai/ Thở vào… thở ra mãi" (Thiền 1). "..../Này tôi này tôi/ Bình an hiện tại/ Dìu tâm quay về/ Tâm không lạc lối" (Thiền 2).
".../Hồn em về trên sen trắng/ Đậu vào một đóa tường vân/ Thở vào thở ra tan biến/ Hóa em một thanh âm lành", (Thiền 3). ".../Này tâm này thân/ Bên nhau vô ngã/ Ban mai nhập thiền/ Ngã hương ngày lạ" (Thiền 4).
Đây là các khổ thơ cuối trong bốn bài thơ mang tên Thiềncủa nhà thơ Như Bình. Đọc lên thấy ước nguyện, dễ nhận diện ra tâm hồn thánh thiện, hiền lương, cao đẹp.
Phàm là con người, trên hành trình trưởng thành, từ khi có ý thức đến giai đoạn định hình tính cách, ắt hẳn ai cũng đôi lần tự hỏi bản thân mình là ai và tìm kiếm bản ngã.
Khi hiểu về bản ngã, ngộ giác vô thường, con người sống tự tin hơn, biết tạo áp lực hướng thiện. Đối với các nhà thơ, bản ngã là cánh cửa để đi vào nơi ẩn giấu bên trong của tâm hồn. Thiền do vậy trong thơ Như Bình có ý nghĩa kết nối, tỉnh thức. Đó cũng là thông điệp của vẻ đẹp qua thi phẩm của chị.
"Trong vườn em trái ngọt đã thắm cành/ Hoa đã nở hương thơm dìu dặt tỏa/ Hạnh phúc đến chật vườn ong bướm hát/ Gió ôm những mùi hương bay xa" (Trong khu vườn lặng im của em).
Thượng tá, nhà báo Như Bình là người đa tài trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Chị hiện là Trưởng phòng, phụ trách ấn phẩm Văn nghệ Công an của báo Công an nhân dân.
Sau 10 năm lặng lẽ, trong sự thắc mắc của bạn đọc, mùa thu này, chị bất ngờ trở lại với hai tác phẩm: Sự im lặng biếc xanh (Thơ), Thương những xa xôi (Tạp bút).
Đồng thời trình làng triển lãm tranh Hẹndiễn ra trong 3 ngày, 19-21/10, tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Đây có thể coi là sự kiện, không chỉ của cá nhân tác giả mà còn là của bạn đọc yêu cái đẹp của văn học.
Cũng theo nhà lý luận phê bình gạo cội PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh, trong thơ Như Bình, các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực được trộn hòa trong vô thức đều được đẩy lên tới mức tận cùng.
Sự im lặng biếc xanhchủ yếu là thơ tự do, ngoại trừ một số bài thể thơ 5 chữ truyền thống. Duy nhất một bài theo thể thơ lục bát, đấy chính là bài chị viết về người mẹ đã mất.
"Mẹ giờ ở cõi chơi vơi/ Nơi xa xăm ấy khóc cười còn không/ Con giờ đã bã bời dông/ Đã tan một kiếp tơ hồng gió phơi" (Nhớ mẹ). Bài thơ như một lời hát ru, cánh tay tâm hồn nhà thơ đưa nôi, hầu mẹ ngủ giữa thiên thu.
Văn là người, thơ càng thế. Với cuộc đời, với người thân, đồng nghiệp, đồng chí, nhà thơ Như Bình là người thủy chung, luôn hướng đến sự trọn vẹn.
"Em đã yêu cuộc sống đến vô cùng/ Nên có thể một mai em nằm xuống/ Ơi số phận, em tạ ơn mãi mãi/ Tạ ơn những năm tháng huy hoàng" (Mùa gọi)....
" alt=""/>Nhà văn Như Bình và "Sự im lặng biếc xanh"